Em thầm hát một câu thơ cũ
Về một thời thiếu nữ say mê,
Về một thời hoa đỏ ...

Một tốp bạn yêu ca hát và thích hát lại những bài hát cũ của thời gian giữa thế kỷ trước (những năm 60-70) đã tập hợp thành Nhóm nhạc Khúc ca xưa. Thành viên ban đầu có những bạn đều gần 70 tuổi, công tác tại nhiều lĩnh vực khác nhau, nhà giáo, nhà khoa học, nhà ngoại giao, cán bộ viên chức, ... đều đã về hưu. Chúng tôi hát có thể không hay, nhưng đành lấy nhiệt tình bù lại. Rất mong có sự góp ý, động viên và tham gia của các bạn.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Auld Lang Syne – Sự lan tỏa và sức sống bền lâu của một ca khúc bất hủ

"Auld Lang Syne" được dịch ra tiếng Anh là “Old Long Since” (Những ngày xa xưa), là một bài thơ Scotland do Robert Burns viết năm 1788 và được phổ nhạc thành một ca khúc cổ truyền. Robert Burns là nhà thơ vĩ đại của Scotland, được mệnh danh là "đại thi hào dân tộc". Ông còn rất nổi tiếng với việc sưu tầm dân ca khắp lãnh thổ Scotland, chỉnh sửa hoặc biên tập lại. Năm 1788, ông gửi bản thảo của bài hát Auld Lang Syne đến Viện bảo tàng Âm nhạc Scotland với lời nhắn: “Bài hát sau đây, một bài hát rất cổ, thuộc về những thời đại xa xưa và chưa bao giờ được in ra hay thậm chí chép tay lại cho đến khi tôi ghi ra từ tiếng hát của một cụ già”. Robert Burns khiêm tốn chưa bao giờ tự nhận mình là cha đẻ của Auld Lang Syne nhưng các học giả vẫn khẳng định công lao to lớn không thể phủ nhận của ông trong việc hình thành nên ca khúc này. Lời ca gốc giản dị mà tha thiết về tình bạn và những kỷ niệm đã qua, về những con người đã đến và đã đi qua cuộc đời, cả những vui buồn ngọt bùi, cay đắng.
Lời ca tiếng Anh:
Should auld acquaintance be forgot,
And never brought to mind?
Should auld acquaintance be forgot
And days of auld lang syne?
For auld lang syne, my dear,
For auld lang syne,
We’ll take a cup o’ kindness yet
For auld lang syne.
We twa hae run aboot the braes
And pou’d the gowans fine;
We’ve wander’d mony a weary foot
Sin’ auld lang syne.
We two hae paidled i’ the burn,
Frae mornin’ sun till dine;
But seas between us braid hae roar’d
Sin’ auld lang syne.
And here’s a hand, my trusty friend,
And gie’s a hand o’ thine;
We’ll take a cup o’ kindness yet
For auld lang syne.
Tạm dịch:
… Lẽ nào quên được những người bạn cũ năm xưa
Và chẳng còn nhớ nữa?
Lẽ nào quên được những người bạn xưa ấy
Và những ngày xưa êm đềm?
Chúng ta cùng nâng ly vì điều tốt lành
Để nhớ lại những ngày xưa tươi đẹp.
Hai ta cùng nhau trèo lên dốc núi
Cùng hái những đóa hoa đồng nội
Cùng thơ thẩn đến chân mỏi rã rời
Từ những tháng ngày tươi đẹp cũ.
Hai ta cùng lội nước trên dòng suối
Từ sáng sớm cho đến chiều tà
Nhưng biển rộng giữa chúng ta đã một thời gầm thét
Từ những tháng ngày tươi đẹp cũ…
Auld Lang Syne nguyên là một ca khúc về tình bạn. Về sau, người ta thường hát nó như là lời tiễn biệt năm cũ với bao điều nhớ mong dang dở và lời chào đón năm mới với những kỳ vọng trông chờ. Bài hát đã được phổ biến đến nhiều quốc gia và thường được hát trong thời khắc giao thừa để chào năm mới. Nó cũng được sử dụng khá rộng rãi trong các đám tang, lễ tốt nghiệp, dịp chia tay hoặc kết thúc một công việc, một nhiệm kỳ, để thể hiện sự "kết thúc/khởi đầu mới". Giai điệu của ca khúc cũng được sử dụng với nhiều lời khác nhau, đặc biệt là các bài hát về thể thao và thậm chí cả quốc ca.
Xin giới thiệu một vài bản trình diễn Auld Lang Syne theo các phong cách khác nhau:
Các ca sĩ Scốt-len trình bày Auld Lang Syne theo phong cách dân tộc cổ truyền:

Auld Lang Syne Scốt-len
Ca sĩ Dougie MacLean người Scốt-len trình bày Auld Lang Syne:

Auld Lang Syne - Dougie MacLean
Mariah Carey trình bày trên nền pháo hoa đón năm mới ở Mỹ:
Auld Lang Syne - Mariah Carey
Một bản hòa tấu Auld Lang Syne:
Auld Lang Syne hòa tấu
Taylor Davis trình bày Auld lang Syne bằng violon:
Auld Lang Syne violon
Huýt sáo miệng Auld Lang Syne:
Auld Lang Syne huýt sáo
Với điệu nhạc Auld Lang Syne, vào những năm 40 của thế kỷ trước, người Việt Nam hát theo lời sau đây vào những lúc kết thúc buổi sinh hoạt tập thể như trại hè hoặc lớp Hướng đạo:
Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ lòng còn lưu luyến,
Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn được gặp nhau.
Thử hình dung thời đó, trong một buổi đốt lửa trại, các hướng đạo sinh Việt Nam sẽ hát Auld Lang Syne như thế này (Tuấn Khoa trình bày trên nền nhạc Scốt-len):
Bài ca chia tay của hướng đạo sinh Việt Nam
Còn trẻ con ở Việt Nam thời đó thì hát “nhạc chế” rất buồn cười:
Tò te, cây me đánh đu, Tanzan nhảy dù, thằn lằn bắn súng.
Chết cha con ma nào đây, làm tao hết hồn, thằn lằn cụt đuôi... 

Theo bác Trần Công Chí, người tham gia Nhi đồng Cứu quốc tại Lạng Giang, Bắc Giang, trong các cuộc mít tinh chuẩn bị khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, thanh niên và nhi đồng cũng đã từng hát bài  hát này, với lời ca cách mạng như sau: 
Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau xếp hàng chào cờ cứu quốc.
Đắp xây non sông Việt Nam ngàn năm vững bền độc lập tự do.
Giai điệu của Auld Lang Syne cũng đã xuất hiện trong điện ảnh với tính chất hồi tưởng về những kỷ niệm.
Adam J. Cserney trình bày Auld Lang Syne rất da diết trong bộ phim “Waterloo Bridge” với điệu valse giã từ giữa Roy và Myra do 2 diễn viên nổi tiếng Vivien Leigh và Robert Taylor đóng cặp:
Auld Lang Syne “Waterloo Bridge"
Trong phim It’s a Wonderful Life”, khi nhân vật George Bailey trở về nhà, nghèo khổ và vỡ nợ, chợt nghe tiếng hát Auld Lang Syne của các bạn bè, hàng xóm đang tụ tập ngoài nhà, đến quyên góp tiền giúp anh:
Auld Lang Syne “It’s a Wonderful Life”
Đan Mạch, Auld Lang Syne được dịch năm 1927 bởi nhà thơ nổi tiếng của Đan Mạch Jeppe Aakjær. Ông dịch bài hát sang tiếng Đan Mạch thổ ngữ. Bài hát mang tên "Skuld gammel venskab rejn forgo - Should old acquaintance be forgotten", là một phần không thể tách rời của ca hát truyền thống, nhất là ở các vùng nông thôn:
Năm 1974, nhóm nhạc rock Đan Mạch “Gasolin” đã hiện đại hóa giai điệu Auld Lang Syne thành ca khúc pop ballad "Stakkels Jim":
Stakkels Jim
Sissel trình bày Auld Lang Syne đoạn 1 bằng tiếng Anh và 3 đoạn sau bằng tiếng Thụy Điển trên Swedish TV4: Auld Lang Syne Thuỵ Điển
Auld Lang Syne, Sissel, Thuỵ Điển
Ở Trung Quốc, những ngày hội lớp, gặp mặt bạn cũ, những người đã về hưu, … người ta hay hát Auld Lang Syne bản tiếng Trung (谊地久天长 - Tình bạn mãi mãi bền lâu).
谊地久天长 do nhóm “Thiên nga đen” trình bày:
友谊地久天长
Những người về hưu thổi harmonica Auld Lang Syne vào buổi sớm tại Công viên Thiên Đàn, Bắc Kinh, Trung Quốc:
友谊地久天长 harmonika
Ngày 30/6/1997, Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Hồng Kông đã chơi ca khúc này trong ngày rời nhiệm sở của thống đốc Chris Patten, đánh dấu sự kiện Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc:
Auld Lang Syne Hồng Kông
Ở Đài Loan, Auld Sang Syne được hát trong lễ tốt nghiệp và cả trong tang lễ.
Quân đội Pakistan cử ca khúc này trong lễ đón tân binh, duyệt binh, diễu hành, lễ chia tay, tiễn …. Lễ tiễn thủ tướng Pakistan kết thúc nhiệm kỳ:
Auld Lang Syne Pakistan
Tháng 10/2000, Giai điệu của Auld Lang Syne cũng được vang lên trong lễ tang cựu Thủ tướng Canada, Pierre Trudeau.
Nhật Bản, bài hát Nhật dành cho học sinh "蛍の光 - Hotaru no hikari" (Đèn đom đóm) có dùng phần nhạc của Auld Lang Syne. Lời ca đã nhắc đến một loạt hình ảnh về vô vàn khó khăn gian khổ mà những học sinh chăm chỉ phải trải qua trên con đường đầy chông gai để có được tri thức, vào buổi tối phải bắt đom đóm làm đèn hoặc học bài dưới ánh trăng khi không có nguồn sáng nào khác. Bài hát thường được hát trong buổi lễ tốt nghiệp và vào cuối năm học, cũng như ở rất nhiều cửa hàng và tiệm ăn ở Nhật. Đài truyền hình quốc gia NHK cũng chơi nó trong suốt những ngày Tết.
Đơn ca bài Đèn đom đóm - 蛍の光:
蛍の光
Đồng ca học sinh bài Đèn đom đóm:
蛍の光 đồng ca
Một màn trình diễn hợp xướng không có nhạc đệm bài Đèn đom đóm: 蛍の光 hợp xướng
蛍の光 hợp xướng
Ở Triều Tiên trước đây, lời ca của bài Aegukga, Quốc ca Triều Tiên đã được hát với âm nhạc của bài Auld Sang Syne. Sau này, nhạc sĩ Ahn Eak-tai sáng tác một giai điệu mới trên lời ca hiện tại. Cũng giống như ở Nhật Bản và Đài Loan, Auld Lang Syne được dùng ở Hàn Quốc như một bài ca tốt nghiệp và một bài hát chia tay bạn bè hoặc trong đám tang. Phiên bản tiếng Triều Tiên 송년가:
송년가 Hàn Quốc
Bangladesh và các phần của khu vực Bengal thuộc Ấn Độ, giai điệu chính của Auld Lang Syne được lãnh tụ Rabindranath Tagore sử dụng để sáng tác bài hát Belgan nổi tiếng " পুরানো সেই দিনের কথা - Purano sai diner kotha" với một số thay đổi trong giai điệu nhưng gần như giữ nguyên tiết tấu và cấu trúc của Auld Lang Syne. Phiên bản tiếng Belgali có đối chiếu với nguyên mẫu tiếng Anh:
পুরানো সেই দিনের কথা
Thái Lan, bài hát "Samakkhi Chumnum-สามัคคีชุมนุม", với giai điệu tương tự Auld Lang Syne, được hát sau các trận thể thao và thời điểm kết thúc các trại họp bạn Hướng đạo sinh cũng như đón năm mới. Bài hát nói về nhà vua và đoàn kết dân tộc. Nhiều người Thái vẫn tin rằng đây là một bài hát cổ truyền Thái Lan. Phiên bản tiếng Thái Lan:
สามัคคีชุมนุม
Ba Lan, bài "Braterski krąg" có giai điệu tương tự. Nó thường được hát bởi các thành viên của phong trào hướng đạo Ba Lan (Związek Harcerstwa Polskiego) trong các buổi họp mặt. Phiên bản tiếng Ba Lan:
Braterski krąg
Zimbabwe, "Famba zvi nyoronyoro, tichasanganiswa muroa ra Jesu" với giai điệu Auld Sang Syne được hát bằng tiếng Shona như một bài hát chia tay hoặc tang lễ.
Hy Lạp, bài hát Auld Sang Syne rất thông dụng và dịch bởi Tổ chức hướng đạo Hy Lạp với cái tên "Τραγούδι Αποχωρισμού" ("Bài hát chia tay") và nó là một phần của lễ bế mạc của chuyến đi cắm trại hướng đạo. Phiên bản tiếng Hy Lạp:
Τραγούδι Αποχωρισμού
Ở nhiều nước khác, Auld Sang Syne thường được dịch hoặc đặt lời mới và hát trong dịp đón năm mới, lễ thượng thọ, họp mặt gia đình, bạn bè hoặc lễ chia tay.
Chile, giai điệu Auld Sang Syne được hát bằng tiếng Tây Ban Nha, đặc biệt trong Giáo hội Công giáo Rôma. Giai điệu này có tên "Canción del adiós" ("Bài hát chia tay"). Phiên bản tiếng Tây Ban Nha do ca sĩ Carmen Ariza trình bày.
Canción del adiós
Ở nước Nga, có một vài phiên bản khác nhau của Auld Lang Syne. Người Nga hát mừng năm mới "За старые года":

Auld Lang Syne - За старые года
Mừng sinh nhật người già:
Auld Lang Syne mừng thọ tiếng Nga
Nhóm nhạc Bambir của Armenia trình bày bằng tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Armenia:
Auld Lang Syne tiếng Nga và Armenia
Phiên bản tiếng Đức “Nehmt Abschied, Brüder” (Hãy chia tay)  rất hay:
Nehmt Abschied, Brüder
Phiên bản tiếng Pháp hát mừng năm mới "Aux jours du temps passé":
Aux jours du temps passé
Cuối cùng là Auld Sang Syne chào năm mới 2014:
Happy new year 2014
Hơn 200 năm đã trôi qua, Auld Lang Syne đã đi vắt qua 4 thế kỷ. Ca khúc Auld Lang Syne đã vang lên ở rất nhiều quốc gia, hầu như khắp trái đất đều hát Auld Lang Syne, bằng nhiều ngôn ngữ, nhiều lời ca từ khác nhau, nhưng đều chung một ý nghĩa: hãy đừng quên nhau, hãy nhớ về nhau, nhớ về những tình bạn cũ, những kỷ niệm xưa, để cùng nắm tay nhau đi tới, đón chào ngày mới, cuộc sống mới, hạnh phúc mới trong thời khắc giao thừa năm mới, trong một thời đại mới.
Nguyễn Tuấn Khoa

Ca khúc SULIKO (СУЛИКО) do Nhóm nhạc "Khúc ca xưa" trình bày

 

Trong cuốn "Nhật ký” của mình, Đặng Thùy Trâm có nhắc tới những kỷ niệm về bài hát "Suliko" của một thời sôi nổi và say mê, rất quen thuộc với bao thanh niên lứa chúng tôi trong những năm 60 của thế kỷ trước.

Đây là một bài dân ca Gruzia, lời của Nhà thơ Acakia Tsereteli (1840-1915):

Я искал могилу милой,
Обошёл я все края
И рыдал слезой горючей:
"Где ты, милая моя?"
Anh đi tìm nấm mồ của em yêu,
Anh đi vòng quanh khắp mọi miền
Thổn thức với dòng lệ cháy bỏng:
“Em ở đâu hỡi người yêu của anh?”
Я в кустах увидел розу,
Что светилась, как заря,
И спросил её с волненьем:
"Ты ли милая моя?"
Anh đã nhìn thấy bụi hoa hồng,
Hoa ngời sáng như ánh bình minh,
Anh nghẹn ngào bên hoa hỏi khẽ:
“Phải em người dấu yêu của anh?”
Меж ветвей свистала пташка,
И спросил я соловья:
"Молви, звонкая пичужка:
Ты желанная моя?"
Giữa tầng cành chim hót véo von,
Anh khẽ hỏi chú chim họa mi:
“Hãy nói đi, nào chú chim xinh:
Phải em người ước mong của anh?”
Соловей склонил головку,
Над кустом своим свистя,
Словно ласково ответил:
"Угадал ты, это я".
Chim họa mi khẽ nghiêng mái đầu,
Trên cành cây cất tiếng véo von,
Cứ ngỡ như trả lời âu yếm:
“Anh đoán đúng rồi, đó là em”.

(Bản dịch lời Nga của Minh Nguyệt).

Ca khúc này vào Việt Nam từ những năm đầu hòa bình trên miền Bắc, qua lời dịch của các lưu học sinh từ Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc trở về nước. Bản dịch đầu tiên qua tiếng Trung Quốc có 2 đoạn nội dung không liên quan gì tới bản gốc (kiểu lấy nhạc dân ca đặt lời mới!) như sau:

Em mơ một ngày mai súng rền vang,

Muôn sao bay tung tăng xé màn tang.

Anh xông vào cứu thoát cho em và các đồng bào.

Ôi! Biết bao đau thương giữa nơi này,

Quân ta về chiến thắng quang vinh dưới lá cờ hồng,

Thấy em ở nơi nào Souliko.

Anh đi tìm người xưa vẫn chờ mong,

Quê hương đây nhưng đâu thấy người xưa.

Anh tiến về giải phóng quê hương và các đồng bào,

Xót xa thay em đâu Souliko,

Anh tiến về dưới ánh vinh quang chiến thắng quân thù,

Xót xa thay em đâu Souliko.

Bản dịch mà chúng tôi hay hát là một bản sát với nội dung gốc, có 4 đoạn, nhưng cũng có những đoạn khác nhau, chắc do nhiều người truyền miệng và sửa chữa:
Bao nhiêu ngày tôi đi kiếm tìm quanh
Nơi nao người tôi yêu nấm mồ xanh?
Lang thang tìm đâu thấy tôi đi cho đến bao giờ,
Chín suối em hay chăng, Suliko?
Trong khi lòng tôi đau cất lời mong
Bông hoa hồng tươi thắm dưới trời trong
Lung linh giọt sương sớm ban mai nơi chốn xa vời,
Có phải em hay chăng, Suliko?
Nhưng sau một con chim dưới hàng hoa
Cao cao lời ngân vang mấy giọng tơ
Tôi nghe lời chim hót thanh tao tựa ánh trăng mơ
Có phải em hay chăng, Suliko?
Chim nghiêng đầu trong hoa máu hồng pha
Bên tai tôi miên man khẽ lời ru
Tôi nghe lời chim hót thương anh chàng lỡ duyên tơ
Nắm đất đây là mồ Su-li-kô.
Tới những năm 60-70, có một bản dịch rất phổ biến và được nhiều người thuộc, chỉ có 3 đoạn. Nhóm nhạc “Khúc ca xưa” trình bày ca khúc “Suliko” theo bản dịch này:
Tôi đi tìm qua bao tháng ngày trôi,
Nơi người yêu tôi yên giấc ngàn thu.
Tôi đi tìm mãi mãi, tôi đi tìm khắp nơi nơi,
Em an giấc nơi nào Suliko?
Con chim họa mi ca hót thần tiên,
Muôn âm thanh ngân nga khúc triền miên.
Bao cung đàn thánh thót chim đang vui hót bỗng ngừng,
Chim thấy chăng nơi nào Suliko?
Bao đau buồn đang nung nấu lòng ta,
Bên tim ta bông hoa ngát mùi hương.
Rung theo nhịp tim ta bông hoa hàm tiếu rung động,
Em ơi đó hay chăng Suliko?

Nhóm nhạc Khúc ca xưa

Một tốp bạn yêu ca hát và thích hát lại những bài hát cũ của thời gian giữa thế kỷ trước (những năm 60-70) đã tập hợp thành Nhóm nhạc Khúc ca xưa. Thành viên ban đầu có những bạn đều gần 70 tuổi, công tác tại nhiều lĩnh vực khác nhau, nhà giáo, nhà khoa học, nhà ngoại giao, cán bộ viên chức, ... đều đã về hưu. Chúng tôi hát có thể không hay, nhưng đành lấy nhiệt tình bù lại.
Xin giới thiệu vài ca khúc đầu tiên do nhóm nhạc Khúc ca xưa trình bày:
Ca khúc Nam Dương yêu dấu (Bài ca đảo dừa - Rayuan Pulau Kelapa) rất hay, phổ biến vào Việt Nam những năm 60 thế kỷ trước, qua bản lời Việt do Nguyễn Lân Tuất đặt:

Ca khúc Ngôi sao ban chiều được rất nhiều người thích trong những năm 60 thế kỷ trước. Phần lớn đều cho rằng đây là ca khúc Nga đặt lời Việt. Nhờ sự tìm tòi xác minh công phu của nhà báo Nguyễn Lưu và vài người bạn khác, đã xác nhận được tác giả đích thực của ca khúc này là Đinh Tiến Hậu. Ca khúc của ông đã đi vào kỷ niệm của một thế hệ những người yêu đất nước Nga, văn hóa Nga. Nhóm Khúc ca xưa gồm các bạn cựu sinh viên Nga văn N67 đã hát lại ca khúc này trên nền nhạc của bản thu do ca sĩ Mạnh Hùng trình bày.
Ca khúc Đàn sếu (Журавли) do Quang Huy, Nhóm Khúc ca xưa trình bày:
Ca khúc Đàn sếu do Nguyễn Tuấn Khoa đặt lời Việt và trình bày, có bè đệm:
Ca khúc Thời thanh niên sôi nổi (Песня о тревожной молодожи) do Quang Huy, Ngọc Mỹ và Tuấn Khoa, Nhóm Khúc ca xưa trình bày: